Hàng nghìn việc làm tại các trường đại học Úc đối mặt nguy cơ bị cắt giảm
Hàng loạt trường đại học tại Úc đang đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, buộc phải cắt giảm ngân sách hàng trăm triệu đô và hàng nghìn việc làm do lượng sinh viên sụt giảm và chính sách di trú siết chặt.

Khoảng một phần tư các trường đại học tại Úc đang phải triển khai các biện pháp thắt chặt chi tiêu quy mô lớn, với hàng nghìn việc làm bị cắt giảm trong bối cảnh tài chính gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tuyển sinh sụt giảm và những thay đổi trong chính sách di trú.
Các trường Đại Học đối mặt với việc cắt giảm nhân sự lớn
Theo phân tích của The Australian Financial Review, có ít nhất 9 trường đại học tại Úc đang tiến hành tái cấu trúc tài chính, với tổng mức cắt giảm ngân sách lên đến 650 triệu AUD, đồng thời dẫn đến việc mất đi ít nhất 2.200 vị trí việc làm. Đây là một phần trong xu hướng cắt giảm chi phí đang diễn ra rộng khắp hệ thống giáo dục đại học.
Đáng chú ý, đợt cắt giảm lần này diễn ra chỉ sau bốn năm kể từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, khi các trường đại học đã mất hơn 17.300 việc làm do biên giới bị đóng cửa và lượng sinh viên quốc tế sụt giảm nghiêm trọng.
Nhiều trường đại học tại Úc cắt giảm nhân sự
Nguyên nhân của việc cắt giảm
Các trường đại học cho biết số lượng sinh viên trong nước giảm là do thị trường lao động ổn định và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, khiến nhiều người lựa chọn đi làm thay vì tiếp tục học. Đồng thời, chính sách siết chặt di trú từ chính phủ Liên bang cũng khiến số lượng sinh viên quốc tế đăng ký học tại Úc sụt giảm mạnh.
Tính đến tháng 2 năm 2025, số lượng đơn xin visa du học Úc chỉ còn 261.400, giảm đáng kể so với 380.000 đơn cùng kỳ năm trước.
Du học sinh giảm là một nguyên nhân khiến các trường cắt giảm việc làm
Nhiều trường đại học công bố cắt giảm nhân sự
Trường Đại học Western Sydney mới đây đã thông báo kế hoạch cắt giảm từ 300 đến 400 việc làm vào cuối năm 2025 nhằm ứng phó với khoản thâm hụt dự kiến lên đến 79 triệu AUD vào năm 2026.
Tại Đại học Quốc gia Úc (ANU), kế hoạch cắt giảm chi tiêu 250 triệu AUD, trong đó có 100 triệu AUD từ việc tinh giản nhân sự, , sau khi Liên minh Giáo dục Đại học Quốc gia (NTEU) yêu cầu can thiệp.
Tương tự, Đại học Canberra cũng dự kiến chỉ còn thâm hụt 8 triệu AUD trong năm 2025 - thấp hơn nhiều so với mức dự báo trước đó là 46 triệu AUD - sau khi hơn 150 nhân viên nghỉ việc và 40 vị trí bị cắt giảm.
Đại học Công nghệ Sydney (UTS) cũng đang triển khai kế hoạch cắt giảm 100 triệu AUD và 400 việc làm. Các đợt cắt giảm cũng đang diễn ra hoặc đã hoàn tất tại các trường: Đại học Southern Queensland, Đại học James Cook, Đại học Công giáo Úc, Đại học Wollongong và Đại học Griffith.
Hàng nghìn việc làm bị cắt giảm do khó khăn tài chính tại các trường đại học
Tác động từ chính sách di trú
Chuyên gia Andrew Norton từ Đại học Monash nhận định, các trường đại học hiện đang chịu ảnh hưởng từ tổ hợp các yếu tố bên ngoài mà họ không thể kiểm soát, trong đó có chính sách di trú của chính phủ. Ông cho rằng một số trường có thể đang phản ứng thái quá, giống như đã từng xảy ra trong giai đoạn đại dịch năm 2020, khi nhiều trường cắt giảm nhân sự sâu hơn mức cần thiết.
Theo ông, dù lượng sinh viên tốt nghiệp trung học đăng ký đại học đã phục hồi sau đại dịch, nhưng tỷ lệ thất nghiệp thấp và chi phí sinh hoạt cao đã khiến lượng sinh viên lớn tuổi theo học giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, chính sách "Job Ready Graduates" của chính phủ tiền nhiệm khiến mức hỗ trợ tài chính cho mỗi sinh viên từ nhà nước giảm, trong khi sinh viên phải gánh mức học phí cao hơn. Cụ thể, trong khi chính phủ chỉ đóng góp khoảng 1.200 AUD, thì sinh viên phải chi trung bình đến 17.000 AUD cho một bằng đại học - tăng từ mức 14.500 AUD vào năm 2021.
Ngoài ra, các trường đại học còn phải tuân thủ hàng loạt quy định mới, bao gồm cả các yêu cầu về báo cáo bạo lực giới, mà không nhận được thêm ngân sách hỗ trợ.
Các trường đại học chịu áp lực lớn từ chính sách di trú
Cải cách di trú và đề xuất siết chặt từ liên minh đối lập
Chính phủ của Thủ tướng Albanese đang thực thi các cải cách nhằm giới hạn lượng sinh viên quốc tế mới xuống còn khoảng 285.000 mỗi năm, thay vì mức cao so với trước đó. Đồng thời, chính phủ đang áp dụng biện pháp làm chậm quá trình xử lý visa đối với các trường đại học khi họ đạt 80% giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
Giới hạn du học sinh là biện pháp kiểm soát dân số nhưng gây khó khăn tài chính cho các trường.
Liên minh đối lập còn đề xuất giảm số lượng sinh viên quốc tế xuống còn 240,000 và áp dụng phí không hoàn lại lên đến 5.000 AUD cho các trường thuộc nhóm Go8, và 2.500 AUD cho các trường còn lại. Đồng thời, hạn chế các trường mà sinh viên quốc tế chiếm trên 25% tổng số sinh viên.
Nguồn: AFR
Bài viết có thể bạn quan tâm
- Làn Sóng Di Cư Trong Giới Trẻ Úc Ngày Càng Lớn
- Sydney thuộc top 10 thành phố giàu có nhất thế giới năm 2025
- Úc thiếu 80.000 thợ xây dựng giữa khủng hoảng nhà ở
- Sinh viên quốc tế không phải nguyên nhân gây khủng hoảng nhà cho thuê tại Úc
- Giảm hóa đơn tiền điện cho mọi hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ tại Úc
- Phí Bảo Hiểm Y Tế Tư Nhân Ở Úc Tăng Cao Nhất Kể Từ 2018
- Giảm Thuế, Tăng Phúc Lợi: Điểm Nhấn Ngân Sách 2025 Của Úc
- Khu giải trí đặc biệt tại Burwood và Fairfield thúc đẩy mạnh mẽ đời sống về đêm của Sydney
- Phục Sinh Tại Úc - Hòa Quyện Truyền Thống Và Sắc Màu Lễ Hội!
- Melbourne và Sydney lọt top 10 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2025